VÌ SAO GỌI LÀ “PHONG CÁCH NỘI THẤT TÂN CỔ ĐIỂN”?

Nếu bạn “say lòng” trước nét cổ kính, truyền thống, cũng yêu mến sự đơn giản, hiện đại cùng các điểm nhấn trong không gian thì Neo-Classical là lựa chọn hoàn hảo.

Mang ảnh hưởng từ phong cách của kiến trúc sư người Italia – Andrea Palladio cùng một số đặc trưng kiến trúc Baroque (thời kỳ Baroque – cuối thế kỷ XVI). Neo-Classical song song với trào lưu nghệ thuật tân cổ điển, những mảnh ghép lấy cảm hứng từ truyền thống đan xen với các yếu tố hiện đại tạo nên sự kết hợp mang vẻ đẹp vượt thời gian.

Vẫn là những đường cong uốn lượn, vẫn là những chi tiết tỉ mỉ nhưng Phong cách tân cổ điển đã “tân” nhiều hơn, tinh giản các hoa văn rườm rà, chú trọng vào công năng và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.


“Chìa khóa” trong nội thất phong cách nội thất tân cổ điển

1. Không gian

Đặc điểm của phong cách này là sự trang trí, nhưng không có chỗ cho sự kiêu căng, nặng nề, thay vào đó là tính linh hoạt. Tân cổ điển phù hợp với mọi mặt bằng, nhà ở, chung cư. Điều kiện chính là diện tích rộng. Trần nhà cao, cửa sổ lớn, nhiều ánh sáng là điều kiện lý tưởng để bố trí căn phòng theo phong cách phổ biến này.

Mặc dù tân cổ điển không phải là một phong cách tối giản , nhưng nó không quá bận rộn về mặt thị giác như một số người tiền nhiệm sang trọng hơn của nó – Classical Style

(Ngôi nhà ở Lithuania kết hợp với boiserie – ví dụ tuyệt vời cho phong cách tân cổ điển)

2. Màu sắc

Màu sắc của Tân cổ điển thường nhẹ nhàng hơn. Lấy những màu nền như be, cát, trắng, nâu,… kết hợp cùng các chi tiết tạo điểm nhấn, mang sắc nổi bật hơn bạc, vàng, đỏ,… hoặc có thể lấy những món trang trí tranh, đèn làm “điểm” cho không gian.

3. Nội thất

Họa tiết và chất liệu là hai điểm cần chú trọng cho nội thất Phong cách tân cổ điển. Được chế tác khá công phu, biết cách để lộ những đường nét nhưng vẫn tinh tế, không phô trương.

Đối với phòng ngủ nên có giường và bàn đầu giường, đối với phòng khách – ghế sofa và tủ quần áo… Các vật liệu, gỗ sẽ phù hợp – có màu đỏ, nâu, xanh hoặc nhạt. Để tạo sự nhẹ nhàng và duyên dáng, giường và tủ được trang bị giá đỡ hoặc chân. Bổ sung cho căn phòng là bàn tiệc, bàn trang điểm cùng các yếu tố cổ điển khác.

(Theo nguyên tắc cân xứng, lấy sự tối giản làm nền cho các chi tiết cầu kỳ)

4. Ánh sáng

Nội thất theo phong cách tân cổ điển liên quan đến sự thoáng đãng và nhiều ánh sáng, nên việc dùng các nguồn sáng nhiều tầng là điều đáng quan tâm.

Việc bố trí các đèn nên đối xứng nhau. Sử dụng dải đèn LED để chiếu sáng cho căn phòng theo phong cách này là rất thích hợp. Nó sẽ cho phép trang trí kệ, mang lại sự quyến rũ và màu sắc độc đáo cho nội thất.

Chọn các yếu tố trang trí như đèn chùm: mặt dây chuyền, sợi pha lê, các chi tiết rèn. Thiết kế nhiều tầng giống như một chiếc bánh, tạo ra không khí trang trọng. Trong phòng ngủ, phòng khách hoặc phòng ăn, một chiếc đèn chùm lớn sẽ trở thành trung tâm của bố cục.

Chủ nghĩa phong cách tân cổ điển tuân thủ đủ các nguyên tắc chung của những kiểu cổ điển truyền thống, baroque hoặc rococo. Nó có thể dễ dàng hài hòa vào bất kỳ lối kiến trúc nào nên không khó để nhận thấy vì sao Neo-Classical ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong các phong cách thiết kế nội thất.

 “Neoclassicism is the embodiment of luxury and wealth.” (Tân cổ điển là hiện thân của sự sang trọng và giàu có)

Đúng Gu sưu tầm và tham khảo